Tham dự và chỉ đạo chuyên đề có bà Nguyễn Thị Quý Sửu – Chuyên viên Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bà Đỗ Thị Hòa – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Lãnh đạo, chuyên viên Phòng Giáo dục Tiểu học; Báo cáo viên về nội dung giáo dục kỹ năng công dân số thuộc Trường Đại học sư phạm Hà Nội; Lãnh đạo, chuyên viên phụ trách tiểu học của 14 Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện; đặc biệt gần 500 thầy cô giáo là cán bộ quản lý và giáo viên tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố dự trực tiếp tại Hội trường trung tâm hành chính – chính trị quận Hồng Bàng.
Bà Đỗ Thị Hòa - Phó Giám đốc Sở phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tập huấn
Đây là một trong những nội dung dạy học mới nhằm “đưa nội dung phổ cập kỹ năng số và an toàn, an ninh mạng, các nền tảng mở, phần mềm mã nguồn mở vào chương trình giảng dạy từ cấp Tiểu học để hình thành sớm các kỹ năng cần thiết cho công dân số” theo yêu cầu tại Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030; đồng thời, nội dung dạy học này còn trang bị kỹ năng công dân số giúp học sinh tiểu học có kỹ năng và năng lực học tập, sống và làm việc an toàn, hiệu quả trong môi trường số.
Tiến sĩ Kiều Phương Thùy trao đổi hướng dẫn giáo viên về nội dung giáo dục công dân số
Tại Hội nghị tập huấn, các đại biểu và thầy cô giáo được được Tiến sĩ Kiều Phương Thùy – Giảng viên khoa Công nghệ thông tin, trường Đại học sư phạm Hà Nội chia sẻ cụ thể về Khung năng lực số, nội dung giáo dục kỹ năng công dân số dành cho cấp Tiểu học bao gồm Chương trình Giáo dục phổ thông môn Tin học cấp Tiểu học và các nội dung được xác định dựa trên Khung năng lực số (bao gồm: Sử dụng các thiết bị kỹ thuật số; Kỹ năng về thông tin và dữ liệu; Giao tiếp và hợp tác trong môi trường số; Sáng tạo sản phẩm số; An toàn kỹ năng số; Giải quyết vấn đề; Năng lực định hướng nghề nghiệp liên quan) dành cho học sinh cấp Tiểu học. Các nội dung giáo dục kỹ năng công dân số được lựa chọn đáp ứng bảy miền năng lực trong Khung năng lực số với 26 năng lực thành phần. Mỗi năng lực thành phần được mô tả chi tiết, các mô tả này làm rõ những kiến thức, kỹ năng và mức độ đạt được của học sinh tương ứng với mỗi miền năng lực và mỗi năng lực thành phần, đảm bảo có thể đo lường được.
Bà Nguyễn Thị Quý Sửu - Chuyên viên Vụ GD Tiểu học chia sẻ về các hình thức triển khai
Đối với các hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng công dân số, đồng chí Báo cáo viên cũng đã chỉ rõ 04 hình thức triển khai thực hiện trong các cơ sở giáo dục là: Dạy học môn Tin học thực hiện Chương trình GDPT 2018; Tích hợp giáo dục kỹ năng công dân số trong dạy học các môn học, hoạt động giáo dục; Dạy học tăng cường giáo dục kỹ năng công dân số; Tổ chức câu lạc bộ giáo dục kỹ năng công dân số. Việc lựa chọn hình thức thực hiện triển khai giáo dục kỹ năng công dân số, các thầy cô sẽ căn cứ cụ thể vào điều kiện thực tiễn của mỗi nhà trường, xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện một cách linh hoạt, phù hợp, hiệu quả và đúng quy định.
Một số hình ảnh các thầy cô trao đổi đại Hội nghị tập huấn